Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápCứu độ trong Công Giáo?

Cứu độ trong Công Giáo?

Cứu độ- Từ vựng không thuộc về riêng ai
Nhiều người hay nghĩ rằng từ ” cứu độ ” chỉ dành riêng cho Phật Giáo là phổ biến, còn công giáo thì hầu hết ít dùng. Vậy Cứu Độ trong Công Giáo là như thế nào? hãy đọc bài viết sau để hiểu thêm nhé!.
Chúa Giê Su chịu đóng đinh để cứu chuộc nhân loại
Trước khi trình bày quan điểm cá nhân về một phát ngôn được quan tâm gần đây, mình có hai câu chuyện nhỏ muốn chia sẻ để minh hoạ cho hai cái ý mà mình muốn nói:
Chuyện thứ nhất: Nhiều người Phật tử cảm thấy khó hiểu và có thể là sốc khi người Công Giáo nói là ăn chay, nhưng vẫn sử dụng cá vào những ngày luật buộc. Sốc là vì với người phật tử, ăn chay là chỉ ăn các món từ thực vật chứ tuyệt đối không phải động vật. Thế là người ta lại phải tốn giấy mực trình bày cặn kẽ cách hiểu thế nào là ăn chay, kiêng thịt.
Chuyện thứ hai: Dạo trước, ở mấy nước Hồi giáo như Indonesia hay Malaysia thì phải, người ta ra cái luật cấm các tôn giáo khác được dùng từ Allah để nói về Thiên Chúa. Chẳng những riêng từ Allah mà sau này người ta còn bổ xung một loạt danh sách các từ vựng Hồi Giáo, các tôn giáo khác cấm được sử dụng.
Hai câu chuyện nhỏ này minh hoạ cho hai ý mà mình thấy cần lưu ý:
Một, khi giải thích ý nghĩa của một từ vựng được sử dụng, chúng ta cần quan tâm đến bối cảnh từ ngữ đó được nhắc đến. Ví dụ đi ăn chay ở công giáo thì khác với phật giáo. Hiểu rõ như vậy thì đỡ tranh cãi thế nào mới đúng là ăn chay.
Hai, không ai có thể độc quyền về một loại từ vựng và cho rằng chỉ mình mới có quyền sử dụng nó ( ngoại trừ mấy anh Hồi giáo mà mình chẳng buồn nói).
Đem hai cái điều này áp dụng vào vụ việc khiến nhiều người hoang mang gần đây mình nhận xét thế này:
Một, người nói sử dụng cụm từ sứ điệp cứu độ của Đức Phật để nói chuyện với các sư và phật tử, mình thấy chắc chắn ý nghĩa của từ đó trong bối cảnh này được hiểu theo nghĩa của phật giáo, tức là giải thoát. Trong một câu sau đó, người nói cũng nhắc tới từ giải thoát để chú thích cho ý nghĩa của từ cứu độ mới được sử dụng.
Sách lịch sử cứu độ do GM. Giuse Võ Đức Minh viết
Thành ra chỉ vì nói sứ điệp cứu độ của Đức Phật mà bị kết án là nói sai vì chỉ có Chúa mới mang lại sự cứu độ thì liệu chúng ta có quá vội vã khi kết luận?
Dùng cùng một từ nhưng lại được suy diễn trong hai bối cảnh khác nhau dẫn đến kết luận trái ngược là tất nhiên rồi!
Đây là lỗi xoá bối cảnh khi lập luận suy diễn.
Hai, câu hỏi lớn hơn: Liệu có phải chỉ chúng ta, người công giáo, mới được quyền sử dụng từ cứu độ?
Để trả lời, mình thực hiện một phép thử rất đơn giản: gõ google tìm kiếm mấy từ khoá như: cứu độ trong phật giáo, cứu độ trong các tôn giáo thì nhận được các kết quả như trong các bức hình cho thấy.
Mình thấy có bài báo trên Thời sự thần học bàn về cứu độ nơi Phật giáo và Công giáo. Lại có sách Sin and Salvation in the world relgions- tội lỗi và cứu độ trong các tôn giáo trên thế giới.
Ngay cả các vị sư cũng sử dụng từ cứu độ, dĩ nhiên là nội hàm của từ đó là khác hẳn cách hiểu của công giáo.
Dựa vào hai điều như trên mình thấy nếu vội vã cho là người nói nói sai, nhất là tội sai lạc đức tin thì mình sẽ không đồng ý. Ta nên cẩn trọng trong phán đoán và cá nhân mình thì thấy chuyện này là hết sức bình thường trong thế giới đa nguyên, chỉ có độc tài mới tự cho mình độc quyền về ngôn ngữ và từ vựng.

Duc Trung Vu Cssr

Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm tác giả hoặc của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.

Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments