Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápChúa con và Chúa Thánh Thần có biết ngày tận thế không?

Chúa con và Chúa Thánh Thần có biết ngày tận thế không?

Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Này đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. Như vậy,  Chúa con và Chúa Thánh Thần có biết ngày tận thế không?
Câu trả lời đơn giản và vắn gọn của Chúa Giêsu, chúng ta có thể tìm thấy trong Phúc âm Mt l24,31-30 và 52

1. Chúa Con và Chúa Thánh Thần có biết ngày tận thế không?

Chúa Ba Ngôi
 “Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi. (Mc 13,32).
– Khi nói đến Chúa Con, Chúa Thánh Thần là nói đến Ngôi Vị. Trong ngôn ngữ Kitô giáo, Ngôi Vị chỉ Cha, Con và Thánh Thần trong sự phân biệt giữa Ba Ngôi nhưng hiệp nhất, là một Thiên Chúa duy nhất (Theo Tiểu ban Từ vựng – UB Giáo Lý Đức Tin/HĐGM VN).
– Các ngôi vị Thiên Chúa KHÔNG CHIA NHAU MỘT THIÊN TÍNH DUY NHẤT, nhưng MỖI NGÔI VỊ ĐỀU LÀ THIÊN CHÚA TRỌN VẸN : Chúa Cha là gì thì Chúa Con là thế ấy, Chúa Con là gì thì Chúa Cha là thế ấy, và Chúa Cha và Chúa Con là gì thì Chúa Thánh Thần là thế ấy, nghĩa là một Thiên Chúa duy nhất theo bản tính. (Tín điều Ba Ngôi).
– Ba Ngôi phân biệt nhau do các mối TƯƠNG QUAN VỀ NGUỒN GỐC : “Chúa Cha là Đấng sinh ra, Chúa Con là Đấng được Chúa Cha sinh ra, Chúa Thánh Thần là Đấng phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con”. “Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi”. (Giáo lý CG 254).
– Sự phân biệt đích thực giữa các Ngôi Vị HỆ TẠI NHỮNG MỐI TƯƠNG QUAN nên KHÔNG LÀM MẤT ĐI TÍNH DUY NHẤT CỦA THIÊN CHÚA. “Các danh xưng nói lên mối tương quan giữa các Ngôi vị : Chúa Cha qui về Chúa Con, Chúa Con qui về Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần qui về hai Ngôi trên.
“Vì sự đơn nhất đó, Chúa Cha hoàn toàn ở trong Chúa Con, hoàn toàn ở trong Chúa Thánh Thần; Chúa Con hoàn toàn ở trong Chúa Cha, hoàn toàn ở trong Chúa Thánh Thần; Chúa Thánh Thần ở hoàn toàn trong Chúa Cha, hoàn toàn trong Chúa Con”. (Giáo lý CG 255).
– Vì, cũng như Ba Ngôi chỉ có một bản tính, Ba Ngôi cũng chỉ có CÙNG MỘT HOẠT ĐỘNG. “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là ba nguyên lý của thụ tạo mà là một nguyên lý duy nhất”. Toàn bộ nhiệm cục là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa. (Giáo lý CG 258).
– Công đồng chung Toledo dạy: Ba Ngôi Thiên Chúa không tách biệt cả trong Ba Ngôi “là” lẫn Ba Ngôi “làm” vì không có Ngôi nào hiện hữu trước hay không có hai Ngôi kia. (DS 281, DS 704).
– “Cha” là một tên không thuộc yếu tính cũng chẳng thuộc hoạt động; đó là tên của tương quan và cho thấy Cha tương quan với Con và Con tương quan với Cha thế nào.” (Theo Gregory of Nazianzus, Oratio 29, 16 (SC 250, 210-213)).
– “Vì thế, Cha và Con thì phân biệt nhưng không có sự khác biệt trong bản thể. Vì “Cha” và “Con” không là cái gì thuộc bản thể nhưng thuộc tương quan. Tuy nhiên, tương quan này không là tùy phụ vì nó không thể thay đổi.” (Theo Augustine, De Trinitate V, 5 (CCL 50, 210f)).
– Nơi nội tại Thiên Chúa, Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể, vì vậy Ngôi Vị này hiện diện nơi Ngôi Vị khác cách hoàn bị nhưng không lẫn lộn. Sự sinh ra của Ngôi Hai và phát xuất của Ngôi Ba trong nội tại Thiên Chúa tạo nên sứ vụ của các Ngôi Vị này ở nhiệm cục ngoại tại. Sứ vụ của các Ngôi Vị trong nhiệm cục có tương quan tới phát xuất của các Ngôi Vị này nơi nội tại Thiên Chúa. Sự tương quan này được miêu tả như sự liên hệ của nguồn gốc không phải tương quan phân biệt lớn, nhỏ giữa các Ngôi. Chính vì vậy trong sứ vụ của Chúa Con có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tương tự như vậy, trong sứ vụ của Chúa Thánh Thần có Chúa Cha và Chúa Con.
* Kết luận: Chúa Con và Chúa Thánh Thần biết ngày tận thế như Chúa Cha biết vậy.

2.Nhân tính của Chúa Giêsu có biết tận thế không?

>>> Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy MỌI ĐIỀU mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc. (Ga 5,20).
>>> Trong Người có cất giấu MỌI KHO TÀNG của sự khôn ngoan và hiểu biết (Cl 2,3).
– Khi nói đến Chúa Giêsu là nói đến hai bản tính (Thiên tính và nhân tính) trong cùng một Ngôi Con. Mối tương quan giữa Thiên tính và nhân tính này như thế nào?
– Trước đây và thậm chí bây giờ vẫn còn xuất hiện suy nghĩ lạc giáo về mối tương quan này (do không hiểu Kinh Thánh và thiếu nền tảng giáo lý):
-> Lạc thuyết Nét-tô-ri-ô cho rằng Đức Kitô là một ngôi vị nhân loại LIÊN KẾT với Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa. (Trích trong giáo lý HTCG số 466).
-> Sau Công Đồng Can-xê-đô-ni-a một số người BIẾN NHÂN TÍNH CỦA ĐỨC KITÔ THÀNH MỘT CHỦ THỂ HỮU NGÃ. (Trích trong giáo lý HTCG số 468).
-> Lạc giáo Arius (256-306): Arius lập luận rằng vì người Con cũng không biết và chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi; do đó, Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần không biết khi nào sẽ tới tận thế và như vậy, không phải là Thiên Chúa một cách chân thật hay nói cách khác, không đồng bản thể với Chúa Cha. Lạc thuyết của Arius đã bị bác bỏ trong Công đồng Ni-xê-a I (năm 325).
-> Lạc giáo Agnoetae hay Themistius: Lạc giáo này xuất hiện ở A-lê-xan-ri-a, Ai-cập vào thế kỷ VI. Nó nảy sinh từ một cuộc tranh luận thần học về bản chất thân thể Chúa Kitô giữa Giám mục Severus thành An-ti-ô-khi-a (459/465-538) và nhà thần học Julianô thành Halicarnassus, nhưng rồi bị một phó tế có tên Themistius phát triển thành một lạc giáo. Ông ta cho rằng Chúa Giêsu, mặc dù là thần linh nhưng chỉ có kiến thức giới hạn và lấy dẫn chứng rằng Người không biết Ngày tận thế xảy đến khi nào và La-za-rô được chôn ở đâu (Ga 11,34). Lạc thuyết của Themistius đã bị bác bỏ trong Công đồng La-tê-ra-nô (năm 649) và Công đồng Con-tan-ti-nô-pô-li III (năm 680-681).
HUẤN QUYỀN DẠY THẾ NÀO VỀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THIÊN TÍNH VÀ NHÂN TÍNH.
– Giáo lý CG 466. Công Đồng chung thứ III họp tại Ê-phê-sô năm 431 đã tuyên xưng: Nhân tính của Đức Kitô không có một chủ thể nào khác ngoài Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa, Đấng từ lúc tượng thai đã nhận lấy nhân tính ấy làm của mình.
– 467. Sự khác biệt giữa hai bản tính không hề bị mất đi do việc kết hợp, nhưng các đặc điểm của mỗi bản tính đã được bảo tồn và HỢP NHẤT TRONG CÙNG MỘT NGÔI VỊ DUY NHẤT.
– 470. Trong Ngôi Vị đó, tất cả những gì là con người và hành động của người đều là của “một trong Ba Ngôi Thiên Chúa”.
Như vậy, Con Thiên Chúa THÔNG TRUYỀN cho nhân tính Người cách thức hiện hữu riêng của bản vị mình trong Ba Ngôi. Do đó, trong linh hồn cũng như trong thân xác Người, Đức Kitô biểu lộ theo cách thế nhân loại cung cách hành xử của Thiên Chúa Ba Ngôi (x.Ga l4,9-l0).
– 472. Linh hồn nhân loại này, đã được phú bẩm một tri thức nhân loại thật sự. Tri thức này, theo đúng nghĩa, tự nó không thể có tính chất vô hạn: nó được hình thành trong các điều kiện lịch sử của cuộc sống trong không gian và thời gian. Do đó, Con Thiên Chúa khi làm người, đã có thể chấp nhận “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa” (Lc 2,52) và thậm chí Người còn phải tìm hiểu về những điều mà trong điều kiện nhân loại, phải được học hỏi qua kinh nghiệm (Mc 6,38; 8,27; Ga 11,34). Điều này phù hợp với việc Người tự nguyện hạ mình “mặc lấy thân nô lệ”(Pl 2,7).
– 473. Nhưng, đồng thời, tri thức nhân loại thật sự này của Con Thiên Chúa cũng diễn tả sự sống thần linh của Ngôi Vị của Người. “Con Thiên Chúa BIẾT HẾT MỌI SỰ; và CON NGƯỜI MÀ NGƯỜI TIẾP NHẬN CŨNG BIẾT NHƯ THẾ, không phải do bản tính, nhưng do KẾT HỢP với Ngôi Lời. Nhân tính, được kết hợp với Ngôi Lời, biết hết mọi sự và biểu hiện những đặc tính thần linh xứng với uy quyền nơi mình”.
474. Tri thức nhân loại của Đức Kitô, vì được KẾT HỢP với Đức Khôn Ngoan thần linh trong Ngôi Lời nhập thể, HIỂU BIẾT ĐẦY ĐỦ CÁC KẾ HOẠCH VĨNH CỬU mà Người đến để mạc khải (Mc 8,31; 9,31;10,33-34; 14,18-20. 26-30). Điều Người nói là Người không biết trong lãnh vực này (Mc 13,32), thì ở chỗ khác Người tuyên bố là Người không có sứ vụ mạc khải điều ấy (Cv 1,7).
* Tín điều Ngôi Hiệp:
– Trong cùng một Đức Kitô duy nhất, là Đức Chúa, là Chúa Con duy nhất, chúng ta phải tin nhận có hai bản tính, không lẫn lộn, không thay đổi, không phân chia, không tách biệt. Sự khác biệt giữa hai bản tính không hề bị mất đi do việc kết hợp, nhưng các đặc điểm của mỗi bản tính đã được bảo tồn và HIỆP NHẤT TRONG CÙNG MỘT NGÔI VỊ DUY NHẤT. (DS 30l-302).
– “Chỉ có một Ngôi Hiệp duy nhất, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, một trong Ba Ngôi” (DS 424). Như vậy, tất cả những gì THUỘC NHÂN TÍNH của Đức Kitô ĐỀU THUỘC VỀ Ngôi Vị Thiên Chúa của Người như CHỦ THỂ RIÊNG của chúng (DS 255).
* Kết luận:
– Chúa Giêsu biết ngày tận thế cả trong nhân tính vì nhân tính đã được hiệp nhất trong Ngôi Con (mầu nhiệm Ngôi hiệp).
– Nhưng tại sao Chúa lại nói không biết trừ Cha. Các Giáo Phụ và giáo lý (số 474) giải thích rằng ở đây, Chúa Giêsu trả lời các môn đệ với tư cách là sứ giả của Chúa Cha và vì vậy, Người chỉ đưa ra cho họ những gì họ nên được biết. Nói cách khác, những điều mà người ta cho rằng Chúa Giêsu không biết là những điều Người không muốn tiết lộ cho họ.
Nhiều lạc giáo đã tách riêng nhân tính của Chúa Giêsu như chủ thể. “Hội Thánh tuyên xưng rằng: Người thực sự là Con Thiên Chúa đã làm người, anh em của chúng ta, NHƯNG VẪN LÀ THIÊN CHÚA, Chúa chúng ta.” (Giáo lý CG 469). Đó chính là tính bất biến thần linh của Chủ Thể kenosis.
– 472. Linh hồn nhân loại này, đã được phú bẩm một tri thức nhân loại thật sự. Tri thức này, theo đúng nghĩa, tự nó không thể có tính chất vô hạn: nó được hình thành trong các điều kiện lịch sử của cuộc sống trong không gian và thời gian. Do đó, Con Thiên Chúa khi làm người, đã có thể chấp nhận “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa” (Lc 2,52) và thậm chí Người còn phải tìm hiểu về những điều mà trong điều kiện nhân loại, phải được học hỏi qua kinh nghiệm (Mc 6,38; 8,27; Ga 11,34). Điều này phù hợp với việc Người tự nguyện hạ mình “mặc lấy thân nô lệ”(Pl 2,7).
– 473. Nhưng, ĐỒNG THỜI, tri thức nhân loại thật sự này của Con Thiên Chúa cũng diễn tả sự sống thần linh của Ngôi Vị của Người. “Con Thiên Chúa BIẾT HẾT MỌI SỰ; và CON NGƯỜI MÀ NGƯỜI TIẾP NHẬN CŨNG BIẾT NHƯ THẾ, không phải do bản tính, nhưng do KẾT HỢP với Ngôi Lời. Nhân tính, được kết hợp với Ngôi Lời, biết hết mọi sự và biểu hiện những đặc tính thần linh xứng với uy quyền nơi mình”.
Nguồn: Phạm Lương Hùng

Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi hoặc của tác giả không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments