Thứ hai, Tháng mười hai 9, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápCác tước hiệu của Chúa Giêsu ?

Các tước hiệu của Chúa Giêsu ?

ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ – ĐƯỜNG SỰ SỐNG (04/2022)
Bài viết này không đề cập đến sự sống hay nguồn gốc sự sống theo các giả thuyết khoa học, chẳng hạn như sự sống được cho là tự sinh (spontaneous origin), đến từ các hành tinh khác (extraterrestrial origin) hay tiến hóa sinh hóa (biochemical evolution). Bài viết này cũng không đề cập đến sự sống theo nhãn quan của các triết gia hay tư tưởng gia trong lịch sử nhân loại.
Bài viết này đề cập đến sự sống của con người theo nhãn quan mạc khải Ki-tô Giáo: Thiên Chúa là Đấng hằng sống đã sáng tạo muôn vật muôn loài và ban tặng sự sống cho các thụ tạo như thánh Phao-lô minh định:
“Chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu” (Cv 17,28).
Bài viết này chủ yếu diễn tả tương quan giữa sự sống con người và sự sống Thiên Chúa, đặc biệt, nhấn mạnh đến biến cố Đức Giê-su đã đi Đường Sự Sống để đến với gia đình nhân loại hầu giải thoát con người khỏi tội lỗi, sự chết và ban tặng sự sống đời đời cho con người.
Chúng ta biết rằng vào thời Đức Giê-su, các dân tộc quanh vùng Địa Trung Hải vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Hy-lạp. Trong khi Đức Giê-su cũng như các môn đệ của Người chủ yếu sử dụng tiếng A-ram, các sách Tân Ước lại được viết bằng tiếng Hy-lạp. Mục đích của các tác giả Tân Ước là để Tin Mừng của Đức Giê-su có thể đến được với mọi người, chứ không chỉ những người nói tiếng A-ram hay tiếng Do-thái.
Các tác giả Tân Ước tiếp tục sử dụng những tư tưởng và khái niệm của người Do-thái trong Cựu Ước về con người, nhất là những khái niệm quan trọng như sự sống (ζωή), thân thể (σώμα), linh hồn (ψυχή), thần khí (πνεύμα). Cũng như các tác giả Cựu Ước, các tác giả Tân Ước không đề cập đến các hình thức sự sống theo nhãn quan tri thức của các dân tộc đương thời nhưng theo mạc khải của Thiên Chúa.
Theo đó, sự sống con người không phải tự nhiên mà có, cũng không phải là kết quả của quá trình tiến hóa ngẫu nhiên, may rủi hay tình cờ nhưng được Thiên Chúa ban tặng. Các chủ đề chính liên quan đến sự sống theo mạc khải Ki-tô Giáo có thể tóm lược như sau:
(a) Thiên Chúa là Đấng hằng sống
(b) Đức Giê-su là sự sống của con người
(c) sự sống nói chung trong thế giới thụ tạo
(d) sự sống siêu nhiên của các thiên thần và con người
(e) sự sống đời đời trong Nước Thiên Chúa.
Dân Do-thái thời Cựu Ước chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hoá của Miền Lưỡng Hà. Trình thuật tạo dựng thứ nhất thuộc truyền thống tư tế trong sách Sáng Thế diễn tả rằng Thiên Chúa đã tạo dựng ánh sáng (St 1,3) và mọi hình thức sự sống kể cả con người bằng lời [Thiên Chúa nói/ phán] (St 1,1-2,4a). Trình thuật tạo dựng thứ hai thuộc truyền thống Gia-vít diễn tả việc Thiên Chúa tạo dựng con người cách đơn sơ rằng:
“Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7).
Điều này có nghĩa rằng nhờ quyền năng Thiên Chúa, con người được hiện diện trên trần gian này. Sinh khí của Thiên Chúa (ruah: gió, hơi thở) được xem là thực tại tinh túy nhất của con người. Nhiều khi sinh khí cũng được hiểu như là linh hồn hay thần khí của con người. Nói cách khác, dưới nhãn quan Cựu Ước, sinh khí, thần khí hay linh hồn là nền tảng của sự sống, giúp con người hiện diện và trưởng thành (Is 32,15-17; Is 44,3).
Sinh khí luôn vận động để đem lại sự sống cho con người, trong khi đó máu của con người được xem là phương tiện vận chuyển sinh khí khắp cơ thể. Dưới nhãn quan của Cựu Ước, linh hồn và thân xác nên một, không thể chia cắt. Điều này khác với quan điểm nhị nguyên (dualism) của triết lý Hy-lạp khá thịnh hành nơi các dân tộc quanh vùng Địa Trung Hải. Hơn nữa, sự sống con người là chủ đề xuyên suốt các sách Kinh Thánh. Sự sống sau cái chết hay sự sống lại đã được đề cập trong Cựu Ước. Đặc biệt, sự sống lại được đề cập cách rõ ràng hơn trong những sách viết từ khoảng giữa thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên, chẳng hạn như Đn 12,2-3; 2 Mcb 7,9.23; 2 Mcb 14,46.
Chúa Giêsu
“Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời.
Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ, những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (Đn 12,2-3)
“Khi sắp trút hơi thở cuối cùng, anh nói: “Vua là một tên hung thần, vua khai trừ chúng tôi ra khỏi cuộc đời hiện tại, nhưng bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời.”
Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.” (2 Mcb 7,9.23)
Trong thời Tân Ước, sự sống con người được diễn tả cách mạch lạc hơn. Đặc biệt, sự sống con người được diễn tả trong tương quan với Đức Giê-su, Con Thiên Chúa hằng sống. Người đã nhập thể, sống thân phận con người, chịu nhiều đau khổ, chịu chết và sống lại để trao ban sự sống đời đời cho mọi người.
 ĐGM Phê-rô Nguyễn Văn Viên
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments