Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeThư việnGiáo lýÝ nghĩa ăn chay Công Giáo ?

Ý nghĩa ăn chay Công Giáo ?

Có rất nhiều thắc mắc về việc ăn chay của người Công GIáo tại sao lại không ăn thịt nhưng lại thấy ăn cá, bỏ bữa, đấy có phải ăn chay không? khi một số tôn giáo khác thì việc ăn chay chính là ăn rau củ và tránh việc sát sinh, vậy thì ý nghĩa ăn chay Công Giáo là gì?

CHAY VEGETARIANISM

Hình minh họa
Trong tiếng Anh chữ Vegetarianism là chủ nghĩa ăn chay, ăn rau quả
Vegetable = rau qủa (Veggie là chữ gọi tắt)
Vegetarian = người ăn chay (rau quả, trái cây) – Món ăn chay – tả về ăn chay vv…
– Đây là cách ăn chay của Phật Giáo, nói rõ hơn là Phật Giáo Bắc Tông (Phật Giáo của Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc)
– Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản…….. không ăn chay
– Phật Giáo Nam Tông (Thái, Cambốt, Lào, Miến Điện) ăn chay không tuyệt đối, những nhà sư chỉ ăn 1 bữa 1 ngày, đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, không từ chối, không đổ bỏ.
Trước khi so sánh Công Giáo với Phật Giáo Bắc Tông hãy so sánh Phật Giáo các nhánh, các hệ, các tông với nhau trước. Vì sao cũng là Phật Giáo mà Tây Tạng ăn thịt được? Nhật Bản ăn thịt được?
Người ta so sánh cam với chanh, táo với lê, không ai so sánh táo với chuối hay cam với nho…

CHAY FASTING

Luật ăn chay
– Người Hồi Giáo và Công Giáo không theo chủ nghĩa “Vegetarianism” (ăn rau quả) dù trong Mùa Chay (Lent). Trong “Mùa Chay” của Công Giáo tiếng Anh không hề gọi là “Vegetarianism”, mà gọi là “Fast” hay “Fasting”, dịch cho đúng ý nghĩa thì là “kiêng ăn”, “kiêng cữ”, “giảm ăn”, “bớt ăn”
– Chữ “Mùa Chay” là tên gọi cho mùa Thương Khó của Chúa và người ta phải kiêng ăn, cữ ăn cùng với những ham muốn thường ngày, coi như ngày thường mình thích cái gì, cái gì làm mình vui, mình thích thì “Mùa Chay” mình phải giảm lại, hay từ bỏ để sám hối và hãm mình trong vòng 40 ngày.
– Như vậy, không hề có chuyện CG “ăn chay” kiểu “vegetarian” mà là ăn kiêng, ăn bớt, ăn ít và tránh ăn những thức ăn có máu.
Người Công Giáo “ăn kiêng” với cá vì cá là thực phẩm quen hàng ngày của Chúa và các môn đệ, Chúa cũng làm phép hóa bánh và cá cho dân chúng ăn.
– Những người Công Giáo có đọc Thánh Kinh thì sẽ không thắc mắc sao “người Công Giáo ăn chay kỳ cục, ăn chay mà còn ăn cá?”
– Khi người ta so sánh như vậy có nghĩa là người ta đang đem cách ăn chay của Phật Giáo Bắc Tông ra để áp đặt vào cách ăn chay của đạo CG
– Trong khi đó, Công Giáo không hề có đạo luật cấm ăn thịt. Trong Mùa Chay, người Công Giáo tránh ăn thịt đỏ, thịt đổ máu, cá không nhất thiết phải chặt, chém, đổ máu……mà có thể nấu trực tiếp và người Công Giáo không theo triệt để cách ăn chay vegetarian của Phật Giáo Bắc Tông……
– Công Giáo không ăn chay để tránh sát sinh, Công Giáo ăn kiêng vào Mùa Chay
Cái lý do kiêng cữ là để tẩy rửa linh hồn, để sám hối, để hãm mình khi mình đói mình sẽ có thời giờ để trầm ngâm, đọc kinh, chiêm niệm. Lúc mình kiêng ăn vào “mùa kiêng” là mình để dành phần ăn nhiều thường ngày của mình cho người nghèo ngoài đường, mình kiêng ăn để mình biết nghĩ tới tha nhân, những người đói khổ. chứ không có “Mùa Chay” kiểu ăn thực vật để tránh sát sinh động vật

CHAY RAMADAN

Hình minh họa
– Người Hồi Giáo, vào mùa Ramadan giống mùa Lent của Công Giáo, họ không hề ăn chay rau củ.
– người Hồi Giáo ăn kiêng, từ lúc mặt trời lên và lúc mặt trời lặn, có nghĩa là vào buổi tối họ bắt đầu ăn, ăn bù cho buổi sáng có mặt trời cho nên khi nghe người Hồi Giáo hay Công Giáo nói “tôi đang fast” hay “đang fasting” là chúng ta hiểu họ đang trong mùa “kiêng cữ hãm mình” chứ không phải “mùa chay rau củ”

BREAKFAST

trong tiếng Anh:
Breakfast = Bữa ăn sáng
Lunch = Bữa ăn trưa
Dinner = Bữa ăn tối
“fast” là lúc mình nghỉ ăn, hết ăn, từ tối hôm qua…….sáng thức dậy, mình break nó, tiếng Anh break là phá, bể, đổ, hư. Như vậy sau 1 đêm không ăn uống (fast) hay (fasting) thì người ta “break” (phá) cái “fast” để ăn. Nên chúng ta mới có break+fast = Breakfast = bữa ăn sáng. Hiểu theo nghĩa bữa ăn phá thời gian nhịn đói, kiêng cữ.
Đó là lý do vì sao người Công Giáo gọi là “fast” hay “fasting”, mùa kiêng cữ, mùa hãm mình chứ không phải “mùa chay” hiểu theo nghĩa “ăn chay không ăn thịt”.
Nguồn: Chiến sĩ Chúa Kitô
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi hoặc của tác giả cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments