Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiHôn nhân Công Giáo - Vì sao nhiều người muốn làm đám...

Hôn nhân Công Giáo – Vì sao nhiều người muốn làm đám cưới Công Giáo?

CÙNG TÌM HIỂU VỀ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO – VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI MUỐN LÀM ĐÁM CƯỚI CÔNG GIÁO?
Chung thủy suốt đời với vợ, chồng là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi mà ly dị thường được coi là giải pháp bình thường cho những khó khăn hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân.
VÀI NÉT PHÁC THẢO VỀ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
Khi tìm hiểu về hôn nhân của người Công giáo, có một bài phân tích ngắn gọn và khá hay của tác giả Minh Anh trên báo Vietnamnet, số ra ngày 27/03/2016, lý giải về tỷ lệ ly hôn thấp của người Công giáo.
https://vietnamnet.vn/vi-sao-nguoi-cong-giao-co-ti-le-ly…
Tác giả Minh Anh đã bóc tách phần nào những lý do mà hoàn toàn có thể thống kê bằng phương pháp xã hội học khi tìm hiểu về cuộc sống hôn nhân của người Công giáo.
Hôn nhân Công giáo có hai đặc tính: một là một vợ một chồng, và hai là bất khả phân ly. Hôn nhân Công giáo có hai mục đích: một là bổ túc cho nhau trong tình yêu vợ chồng, hai là sinh sản và giáo dục con cái. Nghi thức chính yếu làm nên bí tích hôn phối là sự bày tỏ ưng thuận kết hôn của đôi bạn trước sự chứng hôn của hội thánh.
ĐƠN NHẤT : Đơn nhất nghĩa là một vợ một chồng. Tự bản chất, tình yêu vợ chồng đòi hỏi sự đơn nhất và bất khả phân ly. Họ không còn phải là hai, nhưng là một xương một thịt. Họ được mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp thông với nhau qua việc mỗi ngày trung thành sống lời cam kết hôn nhân, là trao hiến trọn vẹn cho nhau. Sự hiệp thông này được củng cố, thanh luyện và hoàn thiện nhờ bí tích hôn phối đem lại sự hiệp thông trong Chúa. Sự hiệp thông này càng thâm sâu hơn nhờ cùng chia sẻ một đức tin và cùng đón nhận mình thánh Chúa. Phải nhìn nhận sự bình đẳng giữa vợ chồng trong tình tương thân tương ái trọn vẹn, để nhờ đó biểu hiện rõ ràng tính đơn nhất của hôn nhân đã được đức Chúa xác nhận. Đa thê là đi ngược với tình yêu vợ chồng, cũng như với sự bình đẳng giữa hai vợ chồng.

lễ cưới công giáo
BẤT KHẢ PHÂN LY : Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị. Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước, và sự trung tín của Chúa với Hội thánh. Nhờ bí tích hôn phối, hai vợ chồng được ban ơn để diễn tả và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn. Ngoài ra sự liên kết mật thiết giữa hai vợ chồng, cũng như lợi ích của con cái, buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín với nhau.
Chung thủy suốt đời với vợ, chồng là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, đồng thời còn có ý nghĩa đặc biệt hơn đối với thế giới hiện nay, khi mà ly dị thường được coi là giải pháp bình thường cho những khó khăn hoặc thất bại trong đời sống hôn nhân. Quả thực, đối với nhiều trường hợp, chung thủy là một thách đố lớn lao và phải cậy dựa vào ơn Chúa, vì chỉ nhờ sức riêng của mình mà thôi thì không đủ. Trong đời sống hôn nhân, đôi vợ chồng cần nhớ rằng sự liên kết với nhau không phải chỉ do quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. “Điều gì thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly” (Matthew 19, 6).
Giáo Luật, điều 1061: “Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là chỉ mới thành nhận, nếu chưa có sự hoàn hợp; hôn phối là thành nhận và hoàn hợp khi đôi bạn đã giao hợp với nhau một cách hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành động ấy, đôi bạn trở nên một xác thể.
Sau khi đã cử hành hôn phối, nếu đôi bạn đã sống chung với nhau thì sự hoàn hợp được suy đoán cho đến khi chứng minh ngược lại.
Hôn phối vô hiệu được gọi là giả định, nếu đã được cử hành với sự ngay tình, ít ra là của một bên, cho đến khi cả hai bên biết chắc chắn về sự vô hiệu của hôn phối.”
Hôn nhân không chỉ liên quan đến hai vợ chồng mà còn liên quan đến một phạm vi rộng lớn hơn, từ họ hàng hai bên cho đến xã hội, bởi vì gia đình là tế bào căn bản của xã hội. Gia đình có êm ấm thì xã hội mới ổn định và bền vững. Người Việt Nam mình có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”, điều ấy nói lên tầm quan trọng của mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ và chồng.
Người Công giáo thường không xem các tuổi năm sinh của người vợ hay người chồng có hợp tuổi nhau hay không, họ không tin vào bói toán mà chỉ tin vào Chúa. Chọn một người thường là cầu nguyện để Chúa đưa đến cho, họ tin vào ý Chúa sắp xếp.
Chiến Sĩ Chúa KiTô
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments