Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápThánh Truyền là gì?

Thánh Truyền là gì?

Thánh Truyền (sacred tradition) thuộc kho tàng Đức Tin, là chân lý đức tin tiềm ẩn được các Tông Đồ truyền lại một cách ngầm định chứ không rành mạch. Theo dòng lịch sử, những chân lý tiềm ẩn này mới được định hình rõ ràng, điển hình là qua các Công Đồng. Chữ gốc Latin của “truyền thống” (tradition) là tradere, nghĩa là “ truyền lại, đưa lại”, chứ mình không hiểu theo nghĩa phong tục, tập quán.
Tín lý Thiên Chúa Ba Ngôi là một ví dụ của Thánh Truyền. Vào năm 310 ở Alexandria (Ai cập), khi giáo sĩ Arius rao giảng lạc thuyết chối bỏ thần tính, xem Chúa Giêsu chỉ là con người bình thường, thì thượng phụ Alexander cùng hàng giáo sĩ đã lập tức lên án lạc thuyết này rồi vạ tuyệt thông Arius.
Dù Kinh Thánh không ghi rành mạch cụm chữ “Một Chúa Ba Ngôi”, hàng giáo sĩ xung quanh vẫn biết rõ giáo thuyết Arius này sai, không thuộc kho tàng Đức Tin, nhưng tại sao nó sai thì họ chưa giải thích và định hình rõ ràng được. Đây là Đức Tin thể ngầm định. Dưới của những gì được các Tông Đồ truyền lại là Thánh Truyền, Hội Thánh đã khám phá sâu hơn những điều đã được mặc khải trong Kinh Thánh, rồi đúc kết thành tín lý vững chắc cho mầu nhiệm này: lần lượt tại các Công Đồng Nicea (325) và Constantinople (381). Kinh Thánh và Thánh Truyền chính là 2 kênh mặc khải cho người Kitô hữu.
Đây là một sự phát triển tín lý hợp lẽ: khi lạc giáo xuất hiện thì Hội Thánh cố gắng tìm hiểu sâu những tín lý ngầm định đã có từ trước và chuyển thành những phát biểu rõ ràng. Hội Thánh không thể xây dựng một danh sách liệt kê hết toàn bộ các tín lý này, vì Thánh Truyền sẽ được vén mở dần dần theo thời gian, như Chúa Giêsu hứa Thánh Thần sẽ từ từ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn (Ga 16, 13).
Nếu Hội Thánh cố gắng xây dựng một danh sách như vậy, thì Hội Thánh đang cầm đèn chạy trước Chúa Thánh Thần và làm kìm hãm sự phát triển của các tín lý, và gây ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn đến thế kỷ thứ 7, thì Giáo Hội lại đương đầu với lạc giáo Thuyết Nhất Chí của thượng phụ Sergius. Kinh Thánh hay ghi chép của các giáo phụ hoàn toàn không ghi rõ ràng rành mạch rằng “Chúa Giêsu có ý chí con người tuy tách biệt nhưng hài hòa với ý chí thánh thiêng”. Các Tông Đồ không truyền lại tín lý này theo một thể rõ ràng, mà là theo thể ngầm định.
Cho nên nếu Giáo Hội cho ra một danh sách các Thánh Truyền vào trước thế kỷ 7, thì chắc hẳn danh sách đó sẽ không có tín lý “Chúa Giêsu có ý chí con người tuy tách biệt nhưng hài hòa với ý chí thánh thiêng”.
Sẽ chẳng ai nghĩ mình cần thêm tín lý này vào nếu những cuộc xung đột từ các lạc giáo đã không xảy ra. Những kẻ lạc giáo thời đó có thể sẽ vịn vào danh sách Thánh Truyền có sẵn mà nói rằng, “Các anh không thể nói Chúa Giêsu có hai ý chí hay Thiên Chúa là Ba Ngôi, vì danh sách Thánh Truyền đâu có đề cập đến!”
[Viết lại bài từ tháng 04/2023]
Tổng Hợp
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi hoặc của tác giả cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments