Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápÝ nghĩa của bàn thờ dâng lễ trong nhà thờ?

Ý nghĩa của bàn thờ dâng lễ trong nhà thờ?

 August 07, 2020
ĐÁP.
Bàn thờ dâng lễ chiếm một vị trí trang trọng và nổi bật trong nhà thờ, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó.
Trước hết về từ ngữ, trong tiếng Việt tên gọi “bàn thờ” dùng chung cho cả bàn thờ dâng lễ trong nhà thờ lẫn bàn thờ Chúa và bàn thờ tổ tiên trong gia đình… là một hạn chế, vì có sự khác biệt trong chức năng của mỗi loại. Tiếng Việt phong phú nhưng ở một số lãnh vực thì lại không có từ chuyên biệt. Chữ “altaria” trong latinh có nghĩa là: nơi cao để dâng của lễ toàn thiêu, nơi để tế lễ cho thần linh (ngoại giáo) và cho Thiên Chúa (Công Giáo). Còn bàn thờ để đặt tượng ảnh của Chúa hay của tổ tiên không có chức năng như bàn thờ dâng lễ trong nhà thờ.
Bàn Thờ Dâng Lễ
Bàn thờ dâng lễ trong nhà thờ có 5 ý nghĩa:
1. Bàn thờ gợi lại bàn tiệc của Chúa/ Bữa Tiệc Ly, là nơi Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.
2. Bàn thờ là hình ảnh của thánh giá, nơi Chúa Giêsu tự hiến dâng mình làm của lễ cho Thiên Chúa và mang lại ơn cứu độ cho trần gian. Mỗi lần dâng thánh lễ là hy lễ này được hiện tại hóa trên bàn thờ.
3. Bàn thờ là hình ảnh của Giáo Hội với nền tảng Phêrô: “Con là đá, trên đá này Thầy sẽ xây hội thánh của Thầy”. Một chi tiết quan trọng ít người biết đó là từ xa xưa, bàn thờ luôn làm bằng đá. Trong qui định của Giáo Hội trước đây, bàn thờ dâng lễ cũng phải là bàn thờ đá. Sau Công Đồng Vatican II thì Giáo Hội cho phép dùng vật liệu tùy khả năng tài chánh và hoàn cảnh địa phương để làm bàn thờ, được phép linh động và di động, nghĩa là linh mục được dâng lễ ở nhiều nơi khác nhau chứ không chỉ ở trong nhà thờ như trước kia. Tuy nhiên, chỉ có bàn thờ bằng đá mới được xức dầu thánh hiến vì nó diễn tả sự bền vững của đức tin.
4. Bàn thờ bằng đá cũng là hình ảnh của mồ Chúa ở Giêrusalem. Bàn thờ mồ đá được xem là bàn thờ chính của toàn thể Kitô giáo.
5. Bàn thờ là mồ của các thánh tử đạo: Hiện nay trong các bàn thờ bằng đá được thánh hiến luôn phải có thánh tích của một hoặc nhiều vị thánh (đặc biệt là vị thánh bổn mạng của Giáo xứ). Điều này gợi lại lịch sử của Giáo Hội trong thời cấm cách, các tín hữu thời đó thường dâng lễ ngay trên mồ của các vị tử đạo trong các hang địa đạo (hang địa đạo – giống như địa đạo ở Củ Chi, nhưng sâu hơn và rộng rãi hơn rất nhiều). Các mồ này thường được đặt một phiến đá bên trên và có khắc tên cùng ngày tử đạo của vị thánh ấy.
Về chi tiết thì bàn thờ dâng lễ mang 5 ý nghĩa trên đây, nhưng thông thường người ta chỉ nhắc đến 3 ý nghĩa: Bữa tiệc của Chúa/ Thánh Giá nơi Chúa Giêsu hiến tế/ Mồ các thánh tử đạo.
M. Eugenius Nguyen OCist
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments