Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápChúa Giêsu ngự trong bí tích Thánh Thể theo cách nào?

Chúa Giêsu ngự trong bí tích Thánh Thể theo cách nào?

Hỏi: Chúa Giêsu ngự trong bí tích Thánh Thể theo cách nào? Vì sao khi ta rước lễ, ta chỉ cảm thấy mùi vị như bánh thông thường, chứ đâu thấy vị “Thịt”? Rồi trong lúc dịch bệnh, chúng ta có nên tự tin rằng bánh rượu đã biến đổi thành Mình Máu Chúa rồi nên khỏi sợ bị gì khi rước?
Đáp:
Mình đọc đoạn thư Phaolô:
“Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em:
Trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em nhận lấy mà ăn, ĐÂY LÀ Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: “ĐÂY LÀ chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy.
Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ĂN BÁNH và UỐNG CHÉN này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu ch.ết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.” (1 Cr 11, 23-27)
Sự biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa qua lời truyền phép của linh mục, Hội Thánh gọi là sự biến đổi Bản thể (transubstantiatio).
1) Vì sao Hội Thánh lại cần thuyết biến đổi Bản thể này? Sao Hội Thánh không chỉ giáo huấn đơn sơ như lời kinh nhiều bé hay đọc “Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa đang ngự trong tấm bánh bé nhỏ trên bàn thờ” là đủ rồi?
Trong lịch sử Hội Thánh, mỗi khi có lạc giáo nổi lên và tấn công các chân lý Đức Tin thì Hội Thánh sẽ gia cố bằng việc giải thích rõ ràng hơn những nội dung Đức Tin. Niềm tin về bí tích Thánh Thể cũng không ngoại lệ. Vào thế kỷ 11, một nhà thần học ở Pháp tên Berengarius đã rao truyền rằng bánh và rượu tuy được thánh hóa nhưng chỉ là biểu tượng cho Chúa Giêsu, chứ không thật sự trở thành Mình Máu Ngài.
Lạc thuyết của ông buộc Giáo Hội Tây Phương phải gia cố cách giải thích về sự biến đổi khi cử hành Thánh Thể để tránh mơ hồ. Công cụ lý luận chính của các học giả lúc đó là triết học Aristotle – người được xem là cha đẻ của logic học. Chữ “biến đổi bản thể” (transubstantiatio) lần đầu được tổng giám mục Hildebert của thành Tours sử dụng, cũng trong thời gian lạc thuyết này nổi lên.
Thánh Thể
2) Triết Aristotle liên hệ thế nào?
Theo Aristotle, một sự vật có hai cách thay đổi: thay đổi về Bản thể và thay đổi về Tùy thể. Bản thể là “Sự vật đó là cái gì?” (Whatness), còn Tùy thể là đặc điểm của sự vật đó mà giác quan mình nhận thấy: sự vật đó trông thế nào, vị gì, số lượng bao nhiêu, đang ở đâu, và tác động của sự vật đó lên cơ thể.
Lấy ví dụ một cái bàn. Khi mình sơn cái bàn bằng một màu sơn khác, thì mình vẫn gọi đây là một cái bàn, tức bản thể nó không thay đổi. Nhưng tùy thể của cái bàn đã thay đổi do mắt mình đã nhận thấy màu sắc của nó đã thay đổi. Còn khi mình đốt cái bàn thành tro, thì mình không còn gọi đống tro đó là cái bàn, và giác quan mình cũng không cảm nhận được rằng đây vẫn là cái bàn. Ở đây Bản thể và Tùy thể đều thay đổi.
Thánh Thể là mầu nhiệm Đức Tin: sau lời truyền phép, tấm Bánh có sự thay đổi về Bản thể, nhưng không thay đổi về Tùy thể. Sự thay đổi này là độc nhất vô nhị trên thế gian. Như Chúa Giêsu và thánh Phaolô đã nói, tuy bề ngoài mình vẫn “ăn bánh” và “uống chén rượu”, nhưng thật ra “ĐÂY LÀ Mình Thầy” và “ĐÂY LÀ chén Máu Thầy”.
3) Cách lý luận này cũng giúp giải quyết nhiều câu hỏi ngày nay. Chẳng hạn người bị bệnh Celiac (cơ thể không dung nạp được gluten có trong bột bánh) vẫn không thể rước hình bánh được, mà họ sẽ rước bằng hình rượu.
Khi có dịch bệnh, thì nếu tấm Bánh hay chén Rượu bị nhiễm dịch, hoặc khi linh mục phát hiện rượu lễ bị bỏ độc, thì cả thánh Thomas Aquinas cũng nói linh mục tuyệt đối không được rước và phải tìm cách đổ đi cho xứng hợp (Summa III, 83). Tùy thể không thay đổi nên giác quan và cơ thể con người vẫn cảm thấy tùy thể của bánh thông thường.
4) Trong các phép lạ Thánh Thể, thì cả Bản thể và Tùy thể của tấm Bánh đều thay đổi.
KN
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments