Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápCó nên đeo tang thứ sáu tuần Thánh ?

Có nên đeo tang thứ sáu tuần Thánh ?

1. Có nên đeo tang thứ sáu tuần Thánh không?

Hội Thánh bước vào kỳ đại lễ lớn nhất trong năm để cử hành tưởng niệm những biến cố lớn lao trong cuộc đời Chúa Giê-su. Nhờ cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Người mà nhân loại được cứu độ.
Nghi thức khiêng xác Chúa Giêsu
Đây cũng là thời điểm mà những cuộc tranh luận về các hình thức tưởng niệm Tuần Thánh bắt đầu diễn ra trên các trang mạng Công giáo tại Việt Nam như một điệp khúc năm nào cũng thế.
Gọi là “các hình thức tưởng niệm” vì lẽ ngoài những gì được qui định trong phụng vụ chính thức của Hội Thánh, vẫn còn đó những tập tục, truyền thống, cách cử hành khác biệt đặc trưng ở nơi này nơi khác.
Ví dụ đơn giản, ở Việt Nam mình thì có hình thức ngắm sự thương khó Chúa Giê-su nhưng ở các nước khác, người ta không có thực hành này. Thay vào đó, họ lại có những cách khác với mình để diễn tả lòng tin của họ. Người Philippines thường đi viếng 7 nhà thờ khác nhau. Người Sri Lanka thì lại tổ chức diễn kịch thương khó. Ở Melbourne, người ta lại tổ chức đi đàng thánh gia đại kết, nghĩa là các giáo hội (Anh giáo, công giáo, tin lành, …) cùng tổ chức đi đàng thánh giá chung, mà mỗi chặng là một nhà thờ của giáo hội riêng.
Tập tục mà tôi quan tâm và đưa ra bàn luận trong loạt bài viết này cũng là một sự khác biệt vùng miền.

2. Truyền Thống ở một số nơi

Nghi thức an táng Chúa Giêsu
Nơi các giáo phận Dòng và các giáo xứ di cư trong miền Nam, vào thứ 6 tuần thánh có tập tục rước kiệu thương khó, ngắm tháo đanh, táng xác Chúa, và viếng mồ Chúa vào ngày thứ 7. Để cho tiện trong việc thảo luận, tôi sẽ dùng cụm từ ngắn gọn “tập tục đeo tang thứ 6 tuần thánh” để gọi chung cho những tổng thể những tập tục, nghi thức này.
Truyền thống tổ chức thứ 6 tuần thánh như một tang lễ của Chúa giê-su hoàn toàn không có ở những giáo phận khác, ngay cả ở chính miền Bắc. Tập tục này không thấy có ở giáo phận Ninh Bình, Hà Nội hay Vinh.
Vì sự khác biệt ấy khiến cho nhiều người cảm thấy khó chấp nhận vì họ không quen mắt, chưa thấy bao giờ và có thấy thì cũng không mặn mà vì không sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hóa đạo-đời đan xen ấy.
Người khen kẻ chê vì họ đứng trên những góc nhìn, quan điểm khác nhau là chuyện thường tình. Thậm chí, nơi một số người, sự khó chấp nhận ấy còn được đẩy lên thành sự phản đối phê bình những hình thức đạo đức bình dân. Theo họ, chỉ cần làm theo những gì phụng vụ cho phép, ấy là đủ và mọi sự khác nên dẹp bỏ vì không cần thiết.
Có người “nhân nhượng” hơn khi cho rằng: Vẫn được tổ chức tháo đanh, táng xác Chúa, nhưng tuyệt đối không được đeo tang.
Trong bối cảnh có nhiều quan điểm trái chiều như vậy, tôi viết loạt bài này với mục đích biện giải từ những góc độ khác nhau về tập tục cử hành tuần thánh đặc trưng của các xứ đạo Bùi Chu để rộng đường dư luận. Quan điểm của tôi được xây dựng từ đánh giá tổng hợp, không bị ràng buộc bởi một lối nhìn nào. Khi tôn giáo và văn hóa hòa quyện làm một thì tôi không thể cứng nhắc lấy quan điểm của một phía để áp đặt cho phía còn lại. Bởi vậy, để xây dựng quan điểm về tập tục đeo tang thứ 6 tuần thánh, tôi dựa trên kết quả tìm hiểu liên ngành.
Dự kiến loạt bài này sẽ đi qua nhiều nội dung, lần lượt mô tả cách thức cử hành nghi thức thứ 6 tuần thánh, lịch sử và nguồn gốc, giá trị hội nhập văn hóa và trong sinh hoạt văn hóa của của những ngôi làng Công giáo ở miền quê Bắc Bộ.
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Giáo dân lễ thứ 6 tuần Thánh
Tổng hợp
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments