Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápĐức Ông là ai?

Đức Ông là ai?

1. ƯU TIÊN “NUMBER ONE” TRONG ĐỜI SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI (MÀ) TIN.
Người (mà) tin (tin là động từ) được chính Thầy Giêsu nói ra 39 lần, đặc biệt trong câu cuối cùng Ngài dạy trong Tin Mừng Mác-cô. (CGKPV)
Những dấu lạ này sẽ tháp tùng kẻ tin: nhân danh Ta, chúng sẽ trừ quỉ, nói các thứ tiếng (Mc 16:17) (BD Nguyễn Thế Thuấn)
Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (Mc 16:17) (CGKPV)
These signs will accompany those who believe: in my name they will drive out demons, they will speak new languages. (NAB) (Vatican.va)
Dựa theo nguyên gốc Greek, ‘người mà tin’ được viết τοῖς πιστεύσασιν – tois pisteusasin.
Tois là mạo từ xác định (definite article) ‘những người mà’
Pisteusasin (động từ chia ở thì aorist participle active) ‘đã, đang, và sẽ tiếp tục tin”
Đây cũng là lời bà Elizabeth nói với Mẹ Maria:
Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em. (Lc 1:45)
Blessed are you who believed that what was spoken to you by the Lord would be fulfilled. (NAB)
Phúc cho em người mà đã tin rằng lời đã nói cho em bởi Chúa sẽ được thành sự.
Πιστεύσασα – pisteusasa động từ cũng chia ở thì aorist participle active nhưng cho phái nữ số ít (nominative feminine singular)
Câu trước đó Mc 16:15 chỉ ra ưu tiên number one của những người (mà đã, đang, và sẽ tiếp tục tin)
Và Ngài nói với họ: “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo.” (BD-NTT)
Như thế ‘người mà chưa tin’ phải được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu trong đời mọi người đã tin.
2. ĐỨC ÔNG LÀ AI?
Bạn Kuoc Do viết comment cho bài “PHỦ DOÃN TÔNG TÒA HAY CHUẨN GIÁO PHẬN” (TMCG 8/9/23): GHCG Vietnam vẫn còn dùng những từ chuyên môn nội bộ (từ nhà đạo), nên dân thường không hiểu và không thèm để ý vì xa lạ.
Khi dân thường không hiểu và không thèm để ý vì họ không thể hiểu được một số từ nhà đạo thì làm sao ta còn có thể ‘Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng tin mừng cho mọi loài thụ tạo.’
Không những dân thường không hiểu và vì thế không thèm để ý (khiến cho loan báo Tin Mừng ít có kết quả, con số người tin 7% trong toàn dân Việt Nam nói lên sự thật này) mà có một số từ nhà đạo chính người có Đạo cũng không hiểu nhưng không dám nói ra vì chẳng lợi lộc gì cho mình, còn mang tiếng là bất kính với các bề trên và bị đồng đạo ném đá là Tin Lành.
Đức Ông không có trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và Giáo Luật 1983 vì về mặt phụng vụ và mục vụ chức vị này không có vai trò nào cả.
Truyền Chức Thánh là bí tích qua đó, sứ vụ Đức Ki-tô đã ủy thác cho các Tông Đồ của Người được tiếp tục thực thi trong Hội Thánh cho đến tận thế: vì vậy, đây là bí tích của thừa tác vụ Tông Đồ. Bí tích này gồm ba cấp bậc: chức Giám mục, chức linh mục và chức phó tế. (GLCG 1536)
Đức ông do bởi từ Italia ‘Monsignore’ là một chức danh danh dự của Roman Catholic, được ban cho một linh mục có thành tích nổi bật và được Pope tôn vinh vì việc phục vụ Nhà Đạo. Đức ông không phải là một vị trí trong hàng giáo phẩm, không nhất thiết phải có thêm trách nhiệm so với một linh mục khác. Tuy nhiên một vài chức vụ trong Vatican được tự động mang chức danh đức ông.
The title of monsignor in the Roman Catholic Church signifies a priest who has distinguished himself and has been honored by the Pope for his service to the church. Monsignor is an honorary title, rather than a specific position in the church hierarchy, so a monsignor does not necessarily have any duties distinct from those of any other priest. However, some positions within the Vatican automatically carry the title of monsignor.
3. POPE FRANCIS ĐÃ HẠN CHẾ BAN TƯỚC ‘ĐỨC ÔNG’.
Khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, Pope Francis đã không thích được gọi bằng các danh hiệu danh dự như ‘ngài cao quý’ (Your eminence, Your excellency) mà các giám mục thường được gọi.
Như thế khi làm Giám mục Roma, Pope Francis có thích được gọi là ‘His Holiness’ (ngài thánh thiện) không?
When he was the archbishop of Buenos Aires, Francis did not like to be addressed by the honorific titles “your eminence” or “your excellency” that he was entitled to.
Vào ngày 7-1-2014 Pope Francis đã ra chỉ thị hạn chế gắt gao việc ban tước ‘đức ông’.
Từ khi được chọn làm Pope vào tháng 3, 2013, Pope Francis đã nói với hàng giáo sỹ là hãy dùng mối tương quan với các tín hữu làm thước đo sự thành công của đời linh mục, chứ không phải leo cao trong cái thang chức vụ trong Nhà Đạo.
Since his election as pope in March, he has told clergy to see their relationship with the faithful, and not their advance up the Church career ladder, as a measure of their success as priests.
4. SỰ BẤT HỢP LÝ KHI DỊCH MONSIGNORE THEO ‘NGHĨA ĐEN’.
Google Translate dịch Monsignore trong tiếng Italia sang 145 ngôn ngữ khác, đa số tuyệt đối đều dùng lại Monsignor.
Riêng tiếng Hoa viết là 阁下 Các Hạ.
Tiếng Nhật ký âm モンシニョール để đọc thành monshinyōru.
Tiếng Hàn ký âm 몬시뇰 để đọc thành monsinyol.
Tiếng Việt lại dịch theo nghĩa đen là ‘đức ông’
Hỏi bất kỳ một đứa bé 5 tuổi nào ‘ông là ai’. Nó sẽ trả lời ngay là ‘ông là chồng của bà, là cha của bố mẹ’.
Như vậy ‘lương dân’ chiếm 93% người Việt nghĩ như thế nào về từ ‘đức ông’ trong tương quan với các ‘đức’ khác ở trong Đạo.
Trong chương trình Gloria 2 về nhạc thánh ca trong mùa Christmas, nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Ngạn có kể lại sự khó nhọc của ông khi cố gắng giải thích cho các nghệ sỹ tham dự: bình thường ‘ông’ phải lớn hơn ‘cha’. Nhưng trong Công Giáo thì ‘đức cha’ còn cao hơn ‘đức ông’.
Nên chăng Catholic Việt Nam cũng nên theo với trào lưu thế giới mà gọi Monsignore là Mông-xi-nho vì từ này không thể và cũng không nên dịch.
(Hình trích một lời dạy của Pope Francis: Chúa đã cứu chuộc chúng ta, tất cả chúng ta, bằng Máu của Chúa Ki-tô: tất cả chúng ta, không chỉ riêng người Catholic. Tất cả mọi người)
Đức Ông Phạm Mạnh Cương
Tổng hợp
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi hoặc của tác giả không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi hoặc của tác giả cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments