Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápLàm sao biết mình mắc tội trọng và tội nhẹ?

Làm sao biết mình mắc tội trọng và tội nhẹ?

Khi mắc tội chúng ta hay lo lắng làm sao biết mình mắc tội trọng và tội nhẹ và việc đó có được rước Thánh Thể không? Sau đây là câu trả lời cho mọi người dễ phân biệt.

1. “Tội trọng là cố tình phạm luật Thiên Chúa trong những điều quan trọng mà ta đã kịp suy biết.”

Theo đó, một tội được coi là trọng khi hội đủ ba điều kiện:
– Phạm một luật nặng, hay lương tâm mình cho là nặng;
– với đầy đủ ý thức hiểu biết;
– cố tình, tức có tự do
(Giáo lí Hội thánh Công giáo số 1857).
Thực tế một người Công giáo thành tín ít khi phạm tội trọng. Nhưng với người quen sống trong tình trạng tội trọng lại dễ phạm, ví dụ một nhà chính trị tàn ác.
Tội trọng làm ta xa lìa Chúa và đánh mất ân sủng. Nếu qua đời trong tình trạng tội trọng thì xa lìa Chúa đời đời.
Người mắc tội trọng thì không được rước lễ. Muốn rước lễ trước hết phải xưng tội trọng.

2. Tội nhẹ là khi phạm một điều luật nhẹ, hoặc là điều quan trọng nhưng chưa kịp suy biết rõ ràng hay là chưa hoàn toàn ưng theo.

Tội nhẹ không làm ta xa lìa Chúa và không mất tình nghĩa với Ngài, nhưng làm tổn thương tương quan với Ngài, khiến ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu khiến ta có nguy cơ phạm tội trọng nhiều hơn, nhất là khi chủ tâm phạm tội nhẹ.

3. Ngoài trách nhiệm cá nhân khi ta phạm tội, chúng ta có trách nhiệm mang các tội do người khác phạm khi chúng ta cộng tác vào đó, bằng cách:

– Tham gia trực tiếp và có chủ ý.
– Ra lệnh, xúi giục hay tán thành.
– Che đậy, không tìm cách ngăn cản khi có bổn phận phải ngăn cản.
– Bao che những người phạm tội.
Tổng hợp
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments