Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiĐạo Công Giáo có thờ cúng tổ tiên không?

Đạo Công Giáo có thờ cúng tổ tiên không?

1. Lịch sử thờ thần của người dân Việt Cổ

Trước khi các Tôn Giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt cổ đã có cho mình một tín ngưỡng riêng. Xa xưa tổ tiên chúng ta đã sống dựa nhiều vào thiên nhiên nên thường thờ các yếu tố liên quan đến tự nhiên gần gũi với họ như: Thần Đá, Thần Cây sau đó là thờ Thần Sông Thần Biển. Vậy, đạo Công Giáo có thờ cúng tổ tiên không? đây là một trong những câu hỏi của rất nhiều người không cùng tôn giáo thắc mắc. Sau đây mình sẽ nói sơ qua về lịch sử cũng như câu hỏi thắc mắc trên.

Bàn thờ người Công Giáo

a. Khi đạo Công Giáo du nhập vào Việt Nam

Như Việt Nam ta nằm ngã ba đường giao thương của Châu Á, vì thế nước ta dễ du nhập tư tưởng Tôn Giáo của Thế Giới. So với các Tôn Giáo Khác thì Kitô Giáo được truyền vào Việt Nam khá trễ. Mãi đầu thế kỷ 16, mới có các giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt trên đến đất nước Việt theo thuyền buôn châu Âu. Khi ấy, nước ta danh nghĩa đang dưới sự  trị của vua Lê nhưng đã chia làm Đàng Ngoài và Đàng Trong với sự tranh đấu liên miên giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Năm nguyên hoàng thứ ba đời vua Lê trang tông có một tu sĩ tên là niku đi từ đường biển vào giảng đạo Kitô ở Ninh cường và làng trả lũ thuộc huyện Giao Thủy, nay đều thuộc tỉnh Nam Định. Chiếu theo dương lịch đó là vào năm 1533, giới nghiên cứu lịch sử đạo Công Giáo đã thống nhất lấy 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam. Thời gian đầu chủ yếu là các giáo sĩ dòng Franxico của Bồ Đào Nha và Đa Minh thuộc Tây Ban Nha truyền giáo tại Việt Nam, sau đó là các giáo sĩ người Pháp chủ yếu là truyền giáo ở khu vực đàng trong.

b. Đạo Công Giáo chính thức phát triển ở Việt Nam

Theo dòng lịch sử Cho đến nay Kitô Giáo hay còn gọi là Công giáo đã có mặt ở Việt Nam ngót nghét năm thế kỷ hiện tại có gần 6.000.000 người chiếm 6,1% dân số cả nước, chưa hết trong số các tôn giáo tại nước ta thì Công giáo có số tín đồ đông nhất, điều đó có thể thấy Công giáo sức ảnh hưởng và sự đi sâu vào văn hóa Việt Nam như thế nào. Theo truyền thống thì giáo hội trước đây không ho phép thắp hương cúng bái tổ tiên vậy điều đó có ảnh hưởng gì đến tục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ?nhiều người thắc mắc rằng liệu người Công giáo có thờ cúng ông bà tổ tiên như đúng truyền thống người Việt hay không ?. Nước Việt ta là một đất nước sùng đạo và người dân có đời sống tâm linh rất phong phú từ ngàn xưa dân ta quan niệm rằng con người có cả phần xác với phần hồn xác chỉ là tạm bợ linh hồn mới là vĩnh viễn, khi người ta chết đi linh hồn thoát khỏi thể xác và đến một thế giới bên Kia, truyền thống người Việt còn cho rằng dương sao thì âm vậy có nghĩa là người sống ăn uống sinh hoạt làm việc buôn bán như thế nào thì ở thế giới âm phủ cũng không khác gì, bởi thế mà mới có tục hóa vàng với mong muốn gửi vật chất phương tiện cho người thân đã khuất để phục vụ Cho đời sống sinh hoạt ở thế giới bên Kia, đi cùng với đó là phong tục thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ Tết con cháu thường bày mâm cỗ thịnh soạn có xôi, gà, thịt, canh, rau… đầy đủ để ông bà tổ tiên về hưởng lộc ngày thường tuy không đòi hỏi mâm cao cỗ đẩy nhưng con cháu vẫn thường thắp hương để các thế hệ sau luôn nhớ mãi đến tổ tiên. Theo một cuộc điều tra tôn giáo thì đến 95% người Việt luôn duy trì văn hóa thờ cúng tổ tiên được truyền từ ngàn, vậy đối với 6% người dân Theo Công giáo thì sao?

2. Thờ cúng tổ tiên của người Công Giáo

Bàn thờ người Công Giáo

Kinh Thánh đạo Công Giáo có quan niệm rằng con người là sự kết hợp của cả linh hồn lẫn thể xác, chết không phải là hết mà sau khi chết linh hồn sẽ đưa vào phán xét những người sống tốt tâm hồn thánh thiện sẽ được lên thiên đàng còn những kẻ có tội nếu nhẹ thì trải qua luyện ngục mới được lên thiên đàng còn nếu nặng sẽ mãi mãi xuống hỏa ngục. Tuy nhiên với người Công Giáo đều được Thiên Chúa phán xét, vì thế người Công Giáo tin Thiên Chúa là Đấng phán xét hơn hết thảy.

Khi vào nhà của các giáo dân Công Giáo, vị trí nổi bật nhất, trang trọng nhất đó chính là bàn thờ Chúa với hình ảnh Tượng Chúa Giêsu chịu nạn đặc trưng, bên cạnh đó phia dưới bàn thờ Chúa là bàn thờ gia tiên. Giáo hội Công giáo vẫn khuyên bảo các giáo dân phải đề cao sự hiếu thảo yêu kính Cha mẹ, điều được các tông đồ của ngài truyền lại thì điều răn thứ tư là nói về việc thảo kính Cha mẹ. Người Công Giáo vẫn thờ ông bà tổ tiên nhưng bàn thờ này luôn nằm thấp hơn bàn thờ Chúa, điều đó có nghĩa rằng người Công Giáo luôn coi trọng tổ tiên của mình.

Tại cộng đồng Vatican 2 tổ chức từ 1962 đến 1965, việc thờ cúng tổ tiên của người Công Giáo Châu Á được chính thức thực hiện trở lại. Cho đến ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam vẫn diễn ra bình thường ở các dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và đặc biệt người Công Giáo dành riêng một tháng 11 đặc biệt để cầu nguyện cho các linh hồn (ông bà, tổ tiên, người thân trong gia đình, bạn bè) đã qua đời. Theo quan niệm của người Theo Công giáo thì không có chọn ngày đẹp, giờ đẹp để chôn cất người qua đời mà đối với người Công GIáo thì mọi ngày đều là ngày đẹp vì mọi ngày Chúa đều tạo ra. Khi đưa tang các hình thức khóc lóc, lăn đường, cắt tóc tang Giáo Hội nghiêm cấm, đến ngày giỗ người quá cố các gia đình Công giáo làm lễ tại nhà thờ hoặc gia đình với sự tham gia đông đủ của con cháu và họ hàng các linh mục hoặc người chủ  sẽ chủ trì lễ này, họ đọc tên thánh của người đã khuất rồi cùng gia đình cầu nguyện. Vào những ngày 30 Tết, người Theo Công giáo vẫn lau chùi dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ Chúa lẫn bàn thờ gia tiên.

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc người Công Giáo có thờ cúng tổ tiên hay không, sẽ có nhiều thiếu xót vì lượng kiến thức hạn hẹp mong quý bạn đọc thông cảm. Bạn nào biết thêm xin đóng góp ý kiến dưới phần bình luận bên dưới. Xin cảm ơn!

Tổng hợp

Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments