Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeThư việnGiáo lýCó được tiết lộ những gì trong tòa giải tội không?

Có được tiết lộ những gì trong tòa giải tội không?

BÍ MẬT GIẢI TỘI Buộc cha giải tội và những người liên quan giữ kín những điều đã biết qua phép Giải Tội. “Giữ kín” mãi mãi kể cả khi người xưng tội đã chết.
Xưng tội không thành, hay cả khi phạm thánh cũng phải giữ bí mật miễn là hối nhân đến toà để được ơn giải tội. Nếu người ta vào toà để xin tiền, xin lời khuyên, hay buộc cha phải giữ bí mật điều gì, thì không có ấn bí mặt phải giữ. Thí dụ: Người xưng báo cho biết rằng nó đã cho thuốc độc vào rượu lễ để buộc cha giữ bí mật. Nếu biết rằng nó đến toà không phải để xưng tội, mà chỉ buộc cha giữ ẩn bí mật, thì cha không buộc giữ. Linh mục hỏi hối nhân cho phép cha đổi rượu. Nếu nó không đồng ý, thì nó không có ý xưng tội. Nếu cha không hỏi nó, cha cũng có thể đổi rượu mà không để cho ai biết rằng cha làm thế bởi cha đã nghe trong toà giải tội.
Bí mật toà giải tội là luật Chúa cũng là luật Hội Thánh. Chúa lập Bí Tích Giải Tội để người ta dùng. Nếu để lộ bí mật, người ta sẽ không dùng nữa.
G1 983, 1 : Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm. Do đó, tuyệt đối cấm cha giải tội không được tiết lộ về hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, vì bất cứ lý do nào.
Bí mật toà giải tội buộc rất nặng, nếu cần phải chết, mất danh dự hay chịu thiệt hại rất lớn cho xã hội.
Vi phạm trực tiếp ấn tích bí mật giải tội.
Vi phạm ấn tích bí mật khi để lộ tội lỗi của hối nhân nghe trong toà và biết được chỉ do toà giải tội, hay tỏ lộ thời giờ hay cách thức hối nhân phạm tội. Lộ trực tiếp khi nói rằng: Người bác sĩ của giáo xứ là tên sát nhân. Người xưng đầu tiên mắc tội ngoại tình. Người nghe không cần biết cha nói thế vì qua toà giải tội. Ngay cả khi lúc nói người nghe cũng không biết cha nói về ai. Nói rằng: Vài người đã xưng tội, thì coi như chưa bại lộ
Nói rằng: Có người đã xưng tội trọng, dù không nói tội nào thì cũng đã vi phạm bí mật. Cách khách quan, đây luôn là tội nặng. Tuy nhiên vì không lưu ý cho đủ, đôi khi vô ý mà phạm thì có thể là tội nhẹ thôi.
Vi phạm gián tiếp ẩn tích bí mật giải tội.
Thí dụ khi linh mục chửi to tiếng trong toà. Sau khi giải tội linh mục nói phải lưu ý đứa trẻ đó. Sau khi người giúp việc nhà xứ xưng tội, cha không cho giữ chìa khoá nhà kho nữa. Sau khi một đôi chuẩn bị cử hành hôn phối xưng tội đã quan hệ tính dục và đã có thai, cha xứ cử hành nghi thức hôn phối ít long trọng hơn những đôi khác vì biết đã có thai qua toà giải tội…
Tính cách nặng của tội tỏ lộ gián tiếp tùy theo sự nguy hiểm nhiều hay ít khi sự bí mật bị bại lộ.
GI 1388, 1 : Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh, Còn ai vi phạm gián tiếp, sẽ bị phạt tùy theo mức nặng của tội phạm.
Một ít điều liên quan đến ấn bí mật toà giải tội.
Cha giải tội hãy làm như không biết gì.
Gl 983, 2 : Nghĩa vụ phải giữ bí mật buộc cả những người thông ngôn nếu có và mọi người khác, vì một cách nào đó đã nghe biết các tội khi hối nhân xưng trong toà.
GI 1388, 2: Thông dịch viên là những người khác, nếu vi phạm bí mật, phải bị phạt xứng đáng, kể cả và tuyệt thông.
(Dựa theo giáo trình Đại chủng viện T. Giuse Hà Nội)
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments