Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeThư việnGiáo lýNguồn gốc kinh Kính Mừng?

Nguồn gốc kinh Kính Mừng?

1. Nguồn gốc kinh Kính mừng

Lời Thánh Gioan Vianey về ơn khi tôn sùng Đức Mẹ Maria
Trước tiên để quí vị nắm rõ vấn đề về nguồn gốc kinh Kính Mừng , tôi xin mở ngoặc một điểm sau:
Năm 330, hoàng đế Constantine I dời kinh đô từ Roma sang Byzantine của Hi Lạp và đổi tên thành Constantinopli. Từ đó địa vị toà thượng phụ giáo chủ Constantinopli (được xem là Roma đệ nhị) trở nên mạnh hơn bao giờ hết và là một trong những nguyên nhân dẫn đễn phân ly Giáo Hội La Tinh và Đông Phương năm 1054 bằng vạ tuyệt thông thượng phụ giáo chủ Constantinopli tại nhà thờ Đấng Khôn ngoan. Năm 1930, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên Constantinopli thành Istanbul sau đúng 1600 năm. Tôi xin trở lại vấn đề.
Giáo thuyết Nestorius và đại Công đồng Ephesô (431)
Tiền bán thế kỷ V, dưới triều Theodosius II (408-450), những cuộc tranh luận về mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập thể diễn ra rất sôi nổi tại đế đô Constantinopoli, và thường có bàn tay của giáo chủ thành Alexandria can thiệp; khiến vấn đề càng thêm gây cấn. Alexandria và Constantinopoli bấy giờ ở trong một 1 khung cảnh đối lập nhau. “Giáo hoàng thành Alexandria”, đó là danh từ mỗi khi nói đến vị giáo chủ xứ Ai Cập, vốn có uy thế từ lâu, cả Hoàng đế cũng phải kiêng nể. Với một nguồn tài chính dồi dào trong tay, vị giáo chủ Alexandria chỉ cần hô một tiếng là toàn dân sát cánh đi theo. Uy quyền của Alexandria còn có cả một đạo binh lớn gồm các “khổ tu sĩ trên sa mạc” cùng những nhà hộ giáo rất “chính thống”, sẵn sàng nghe lệnh, sẵn sàng ứng chiến. Người phải đương đầu với vị giáo chủ nói trên là giám mục Constantinopoli. Các vị thường là những nhà giảng thuyết lừng danh và thánh thiện, được chính quyền kính nể, và dành cho nhiều quyền lợi. Nhưng có hai sự kiện luôn luôn đe dọa vị giáo chủ của đế đô: trước hết là sự nông nổi của dân chúng, sự thiếu kỷ luật của hàng tu sĩ; nhưng nguy hiểm hơn cả là sự ủng hộ của một Hoàng đế tính tình bất nhất.
Đức Giáo Hoàng Phanxico cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ
Đứng giữa Constantinopoli và Alexandria là giám mục thành Antiokia và các giám mục xứ Syria, Pont và Tiểu Á. Các vị này muốn đóng vai hòa giải, nhưng vì thiếu lãnh tụ tài ba, lại thiên về một thần học quá vụ hình thức, nên chăng đem lại được những giải quyết hữu hiệu. Còn Roma nằm trong Đế quốc Tây phuong (Honorius 395-425, Valentinianus 425-455), it tinh tường những lắt léo trong các tác phẩm thần học bằng tiếng Hy Lạp của Đông phương. Thêm vào đó, những chi tiết phức tạp trong các vấn đề tranh luận, khiến Roma chỉ có thể can thiệp một cách dè dặt khôn ngoan. Cũng nên lưu ý là Roma có nhiều liên hệ với Alexandria hơn là với Constantinopoli, trong khi nhiều giám mục ở đế độ như muốn xóa bỏ quyền thừa kế thiêng liêng của “Roma đệ nhất”. Đó là đại cương khung cảnh chính trị và tinh thần khi xảy ra những vụ tranh luận thần học quanh vấn đề Ngôi Hai Nhập thể.
Giám mục thành Constantinopoli bấy giờ là Nestorius (380- 440) người Syria, một nhà hùng biện đầy nhiệt huyết, đã từng chống trả các bè Arius, Novatianus và Macedonius, nhưng lại quá tự tin và quá cứng rắn, đến độ làm mất cả tình thương đối với các nhóm ly khai. Ông chủ trương chỉ nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Chúa Kitô chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Theo ông, Chúa Kitô (sinh bởi đức Maria) chỉ là một người được phúc tiền định mặc Thiên tính trở nên “Đền thờ” của Ngôi Lời. Như vậy, Nestorius phân tách Ngôi Lời ra khỏi Chúa Kitô, phân tách Ngôi Hai Nhập thể thành hai Ngôi vị riêng biệt, được lồng vào trong nhau.
Thánh Cyrillô, giáo chủ thành Alexandria, đã báo cáo sự việc lên Hoàng đế Theodosius II. Đức Thánh Cha Celestin (422- 432) cũng nhận được phúc trình, ngài đe doạ kết án vạ tuyệt thông Nestorius (430). Để giải quyết vấn đề, Hoàng đế yêu cầu triệu tập Đại Công đồng. Thời gian và địa điểm được ấn định vào tháng 6 năm 431 tại Ephesô, và thánh Cyrillô được Roma trao cho quyền chủ tọa. Tới kỳ hạn, các nghị phụ thành Antiokia và xứ Syria (về phe với Nestorius) tới trễ, không rõ vì có tính toán hay do hoàn cảnh xảy đến bất ngờ. Nhưng giáo chủ thành Alexandria cứ đốc thúc khai mạc Công đồng với sự tham dự của 160 giám mục Ai Cập, Palestina và Tiểu Á. Chỉ sau một ngày tranh luận, Công đồng tuyên bố cất chức Nestorius (vắng mặt), kèm theo 12 đề án tuyệt thông (anathématisme) của thánh Cyrillô. Ngày đó là ngày 22.6.431. Đồng thời các nghị phụ công nhận từ ngữ Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) là chính đáng.

2. Kinh Kính Mừng được chấp nhận

Cất chức Nestorius tức là đánh đổ luôn lạc thuyết của ông. Với 12 đề án vạ tuyệt thông, thánh Cyrillô nêu rõ mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập thể theo truyền thống của học viện Alexandria. Chính đêm 22 tháng 6 năm 431 đó, toàn thể giáo dân Epheso chào mừng Công đồng bằng một cuộc rước đèn vĩ đại, tung hô Mẹ Thiên Chúa: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Kinh Kính Mừng đó đã được soạn ra trong dịp này, và đức Thánh Cha Celestin đã chấp nhận. Ở Đông phương cũng như Tây phương, lòng đạo của dân chúng trở nên sốt sắng hơn do sự tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria rất thánh: văn chương, nghệ thuật và các lễ nghi đều đượm mầu lối tôn sùng này.
Trên đây là lược sử nguồn gốc Kinh Kính Mừng mà mình thu thập được từ lịch sử Giáo Hội Công Giáo do Lm Bùi Đức Sinh viết.
Bài hát kinh Kính mừng được lm Thái Nguyên viết lại thành bản nhạc
Nguồn: Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, LM Bùi Đức Sinh
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments