Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Google search engine
HomeNhà thờHỏi đápThẩm quyền của thánh Phêrô Tông Đồ về ngai toà thủ lãnh...

Thẩm quyền của thánh Phêrô Tông Đồ về ngai toà thủ lãnh Hội Thánh Công Giáo ?

Matthew chương 16 câu 18:”Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy…” (You are Peter, and on this rock I will build my Church.)
Các anh em Tin Lành nói rằng Chúa Jesus gọi ông Peter là đá nhỏ (tiếng Hy Lạp: petros) trong khi Chúa Jesus xây Hội Thánh trên đá lớn (tiếng Hy Lạp: petra). Vậy suy ra “Hội Thánh không hề được xây trên Peter”. Theo họ, đá lớn ở đây chính là Chúa Giêsu. Ý họ là Lời Chúa diễn giải như sau : “Petros, nghĩa là Đá nhỏ, còn trên Đá lớn này, là chính Chúa Jesus sẽ xây Hội Thánh của Ngài.
Các anh em Tin lành chê trách ông Peter yếu đuối, dễ sa ngã và thậm chí còn bị Chúa mắng là Satan và cho rằng “Hội Thánh mà xây trên đá Peter tất sẽ bị sụp đổ”.
BÀI VIẾT NÀY CỦA NHÀ THẦN HỌC MARIO DERKSEN ĐỂ ĐÁP TRẢ CHO 10 VẤN NẠN MÀ NGƯỜI TIN LÀNH ĐƯA RA ĐỂ PHỦ NHẬN THÁNH PHÊRÔ KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ TẢNG HỘI THÁNH

VẤN NẠN 1:

Thánh Phero
“Danh xưng Phêrô theo tiếng Hy Lạp là Petros, đó là tên người theo giống nam. Trong khi đó, cũng theo tiếng Hy Lạp, petra hay là đá thuộc về giống cái, tức là, thật hợp lý hơn khi cho rằng Chúa Jesus đang đề cập đến điều gì khác chứ không phải là đề cập đến ông Peter.”
Trả lời:
Không phải vậy. Rõ ràng đây là điều vô lý vì một vài lý do. Chúng ta hãy xem xét lại bản văn trong Phúc Âm theo Thánh Matthew, chương 16, từ câu 13 đến câu 19
Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai ?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông John Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Elijah, có người lại cho là ông Jeremiah hay một trong các vị ngôn sứ.” Đức Jesus lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon (Peter) thưa: “Thầy là Đấng Christus, Con Thiên Chúa Hằng Sống.” Đức Jesus nói với ông: “Này anh Simon con ông Jonah, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên Trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Petros, nghĩa là Tảng Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên Trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì trên Trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”
Xin mọi người lưu ý là: đây là đoạn văn trong đó cái tên Simon được đổi thành Petros (theo tiếng Hy Lạp) hay Cephas (theo tiếng Aram; mọi người có thể tham khảo Phúc Âm theo Thánh John, chương, câu 42.) Cephas có nghĩa là tảng đá, chẳng có gì mà phải lý sự về chuyện đó. Theo lẽ thường thì chỉ có một vấn đề là: Petros cũng có nghĩa là đá, cho dù trong ngôn ngữ viết ghi là Petra, là một danh từ thuộc về giống cái, mà cũng chẳng thực sự quá khó khăn để hình dung ra tại sao Chúa Kitô lại không muốn cho ông Simon một tên tuổi thuộc về đàn bà con gái!
Điều thứ hai là: nếu Quý Vị nhìn vào đoạn văn trên, giả như câu nói “trên đá này” không đề cập đến Thánh Peter, vậy tại sao Đức Kitô lại đổi tên ông Simon ngay lúc bấy giờ và ngay ở chỗ đó? Đức Kitô có ý gì khi nói thêm “anh là đá”? Chẳng lẽ Đức Kitô không thể đổi cái tên ấy vào một dịp khác hay sao? Làm sao mà Chúa lại nói một cách chắc nịch: “Này anh Simon, anh thật có phúc. Giờ đây anh được gọi là Petros (nghĩa là Đá), và trên [thứ khác] Thầy xây dựng Hội Thánh của Thầy. Đây là chìa khóa Nước Trời” như vậy được?
Điều thứ ba là: trong câu văn này, việc chơi chữ làm cho ý nghĩa trở nên mơ hồ trong Anh Ngữ, nhưng lại làm cho rõ nghĩa trong một số ngôn ngữ khác trên thế giới (theo em, chúng ta cần tự mình nhớ lại ngay bây giờ và sau này là Anh Ngữ không phải là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới). Vì thế, đây là một câu đố nhỏ dành cho các đọc giả : hãy đọc câu văn này (Phúc Âm theo Thánh Matthew, chương 16, câu 18) theo các thứ tiếng khác nhau xem mọi người có thể nhặt ra hai chữ tương tự như nhau trong từng văn mẫu (hay rất gần như là giống nhau).
Tiếng Hy Lạp: kago de soi lego hoti su ei Petros, kai epi taute te petra oikodomeso mou ten ekklesian, kai pulai hadou ou katischusousin autes. (κἀγὼ δέ σοι λέγω ὅτι σὺ εἶ Πέτρος, καὶ ἐπὶ ταύτῃ τῇ πέτρᾳ οἰκοδομήσω μου τὴν ἐκκλησίαν, καὶ πύλαι Ἅιδου οὐ κατισχύσουσιν αὐτῆς.)
Tiếng Pháp: Et moi, je te déclare: Tu es Pierre, et sur cette pierre j’édifierai mon Église, contre laquelle la mort elle-même ne pourra rien.
Tiếng Ý: E io ti dico: Tu sei Pietro e su questa pietra edificherò la mia chiesa e le porte degli inferi non prevarranno contro di essa.
Tiếng La Tinh: Et ego dico tibi quia tu es Petrus et super hanc petram aedificabo ecclesiam meam et portae inferi non praevalebunt adversum eam.
Tiếng Tây Ban Nha: Yo te digo que tú eres Pedro, y sobre esta piedra edificaré mi iglesia, y las puertas del reino de la muerte no prevalecerán contra ella.
Theo ngôn ngữ học, mọi người có thể thấy các cặp từ như trên đều có liên hệ lẫn nhau, tham chiếu lẫn nhau trong câu văn này. Chỉ cần nhìn vào các ngôn ngữ khác, mới thấy thật là rõ ràng trên mặt chữ, nhất là trong tiếng Pháp! Trong khi đó tác giả bài viết lại nói: “thật hợp lý hơn khi cho rằng Chúa Jesus đang đề cập đến điều gì khác chứ không phải là đề cập đến ông Peter” thì điều hiển nhiên đối với tác giả là chỉ nhìn vào chính những từ rất không giống như từ “Petra” để đi đến việc loại trừ “Petros”

VẤN NẠN 2 :

Thánh Phero
“Chúa Jesus đã dùng một nhân xưng đại danh từ để nói đến Petros (Phêrô) – [ANH là Phêrô] – nhưng không đề cập đến petra (Đá lớn), Chúa Jesus đã dùng một đại danh từ chỉ định – [TRÊN đá này] theo ngôi thứ ba.”
Trả lời:
Vậy thì sao? Làm sao mà điều ấy bác bỏ được lời tuyên bố thành lập Hội Thánh? Đức Kitô nói thẳng với ông Simon, Người nói: “[từ nay trở đi] anh là Petros.” Sau đó Người sử dụng đại danh từ chỉ định “này” để nhấn mạnh rằng Người xây dựng Hội Thánh của Người trên chính tảng đá này là ông Peter, chứ không trên bất kỳ người môn đệ nào khác (có thể tham khảo ở Mt 16,13). Nói cách khác, Người phán: “anh là Đá, và trên đá này chính là anh, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.” Điều này còn trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta dùng chữ “đá” thay vì dùng chữ “Petros”: “Anh là đá, và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.” Có điều gì lạ về việc ấy?
Đức Kitô dùng đại danh từ chỉ định “này” bởi vì Người sử dụng từ ngữ ẩn dụ “đá” để áp dụng cho ông Peter. Hãy nhìn đi, Đức Kitô không đơn thuần cho ông Simon một cái tên mới, mà đồng thời Người còn làm sáng tỏ cái lý do tại sao ông Simon nhận cái tên mới Petros (Phêrô) ấy. Và đó là nguyên nhân mà ông Simon giờ đây trở thành “Tảng đá này [mà trên đó] Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”!

VẤN NẠN 3

“Nếu Chúa Jesus muốn nói Petros (Phêrô) có nghĩa là petra (Đá), chẳng có lý gì mà Người lại không nói “TRÊN ANH, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” nhưng Người đã không làm như thế ”.
Trả lời :
Người có thể nói như thế chứ, nhưng hiệu quả thì lại không được như vậy. Nào! Toàn bộ luận điểm nằm ở chỗ đổi tên Simon thành Petros và bằng lời nói “trên đá này” (ngược lại với lời “trên anh”) Đức Kitô đã làm sáng tỏ lý do Người đổi tên: vì Peter giờ đây là “tảng đá này” mà trên đó Hội Thánh được xây nên! Ngay chính sự việc Đức Kitô nói “trên đá này” chứ không nói “trên anh” thực sự làm cho sự khẳng định của người Công Giáo có khả năng đang tin tưởng hơn nữa!
Đáng thú vị là tác giả người Tin Lành này vừa mới bác bỏ “Vấn nạn 5” của mình (xem ở phần dưới), trong đó ông nói : “Thực sự hợp lý hơn khi căn cứ trên bản văn, Đức Kitô nói rằng: ‘Trên đá này,’ là Người đang nói về chính mình.”
Không phải vậy đâu, đừng có theo cái lập luận riêng của tác giả. Nếu Chúa Jesus đề cập đến chính Người là đá, “chắc hẳn” Người sẽ dùng một nhân xưng đại danh từ, và “chắc hẳn” Người nói: “trên Thầy”. Người có nói như vậy không?

VẤN NẠN 4 :

“Chúa Jesus được viện dẫn như một tảng đá [petra] trong Tân Ước bởi một nhân vật không ai khác hơn là chính Thánh Peter [Petros] (x. 1 Pr 2,8) và cũng bởi Thánh Paul, vị Tông Đồ Dân Ngoại (Dt 9,33 và 1 Cr 10,4)
Trả lời:
Lấy gì mà chứng minh… chứng minh cái gì? Đức Kitô đôi khi được nhắc đến như là một “viên đá làm cho vấp, tảng đá làm cho ngã” như tất cả mọi người chúng ta đều biết. Thì đã sao nào ? Tại sao lại trưng ra một cách giả thiết là Thánh Peter không thể là tảng đá mà trên đó Đức Kitô xây Hội Thánh của Người?
Bên cạnh đó, có một từ ngữ Hy Lạp không thể nhầm lẫn được là “viên đá” – lithos (λίθος). Nếu Thánh Matthew đã có ý muốn truyền đạt đến các người đọc Phúc Âm của Ngài là Thánh Peter chỉ là một viên đá, ngược lại với chữ “tảng đá”, thì chắc chắn là Ngài đã có một lời lẽ không thể nhầm lẫn được khả dĩ đối với Ngài. Nếu chúng ta nhấn mạnh ngôn ngữ Hy Lạp được dịch từ ngôn ngữ Aram (xin mọi người xem thêm ở vấn nạn 6) thì chúng ta hãy làm đi, nhưng chúng ta hãy làm như thế hết mọi cách nhé!
Bấy giờ Đức Kitô sẽ nói là: “Anh là Lithos [“viên đá”] và trên petra [“tảng đá”] này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy.” Tại sao Người không nói như thế?

VẤN NẠN 5:

“Dựa trên bản văn, thật sự có vẻ hợp lý hơn, là khi Đức Jesus nói: “Trên đá này” tức là Người đang đặc biệt chỉ rõ bản thân mình mà trên đó Người sẽ đặt nền móng cho việc thiết lập Hội Thánh sau này, theo Tông Đồ Công Vụ, chương 2, có nghĩa là: qua việc hy sinh cho đến chết của Người, là sự phục sinh đáng kính sợ và sự lên Trời trong vinh hiển.”
Trả lời:
Chẳng phải vậy, điều đó chẳng hợp lý hơn chút nào. Nhất là bản văn cho thấy vị thế của Giáo Hội Công Giáo đã hoàn chỉnh. Nếu Đức Kitô đã nói đến chính Người, thế thì tại sao Người lại nói “và trên đá này” chứ không nói “nhưng trên đá này [hay còn trên đá kia]”? Nếu Đức Kitô muốn biểu thị một điều ngược lại, bấy giờ liên từ được dùng sẽ là chữ “nhưng” chứ không phải chữ “và”!
Trong thực tế, tại sao Người lại đổi tên ông Simon, và tại sao Peter [Petros] lại được dịch sang tiếng Aram là “đá” ([Cephas],(Ga 1,42)?

VẤN NẠN 6 :

“Trong Phúc Âm theo Thánh Matthew, chương 16, câu 18, đã diễn ra cuộc nói chuyện, mà người dân ở miền Galilee đều nói tiếng Hy Lạp, chính vì thế mà có thể cuộc nói chuyện giữa các Ngài đã diễn ra bằng tiếng Hy Lạp.”
Trả lời :
Tôi cho đó có thể là các Ngài nói tiếng Hy Lạp, nhưng Thánh Kinh lại cho biết theo cách khác hơn: “Người cầm lấy tay đứa bé và nói ‘Talitha cumi’ (ܛܠܝܬܐ ܩܘܡܝ), nghĩa là [được dịch là] ‘Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi !’ (Mc 5,41). “Talitha cumi” là tiếng Aram chứ không phải là tiếng Hy Lạp. Lúc bấy giờ, phần khá thú vị là lúc đó Chúa Jesus nói với một gia đình đang sống ở miền Galilee (Mc 5,20-21), vậy thì tại sao Người lại không nói tiếng Hy Lạp, nếu tác giả Tin Lành nói như thế?
-Johan-
Cũng nên nhắc lại ở đây: Tôi không phải là chuyên gia về giáo luật, phụng vụ hay là nhà nghiên cứu văn hóa. Quan điểm của tôi cũng không phải là tuyệt đối vì còn nhiều thiếu sót. Xin sẵn lòng lắng nghe các tiếng nói phản biện trong tinh thần đi tìm chân lý và sự thật để cùng nhau học hỏi và trân trọng di sản văn hóa của Đạo Công giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.
Maria Hoa
Maria Hoa
Đam mê chia sẻ
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Cầu Nguyện Online

Phổ biến

Recent Comments